HAI THựC PHẩM QUEN THUộC CòN TốT HơN NHâN SâM, Tổ YếN

Bong bóng cá, cá chạch... giúp bồi bổ thân thể, được coi còn tốt hơn nhân sâm, tổ yến vì giá trị dinh dưỡng cao.

1. Bong bóng cá

Bong bóng cá có 84,2% protid dạng keo (gelatin), 2% lipid, đường, nguyên tố vi lượng và vitamin... Bên cạnh đó, bong bóng cá còn chứa canxi, kẽm, sắt, selen, các nguyên tố vi lượng khác, giàu protein và collagen nên được biết đến với tác dụng bổ dưỡng, làm đẹp... Bong bóng cá chứa các axit amin cần thiết cho cơ thể con người, có thể duy trì chức năng của hệ thống thần kinh trung ương, cải thiện khả năng miễn dịch, bảo vệ sức khỏe của tuyến tiền liệt và giảm cholesterol trong máu. Isinglass trong bong bóng cá chứa nhiều axit glutamic và alanine, có thể giảm viêm tuyến tiền liệt và u xơ tiền liệt tuyến. Ngoài ra, axit glutamic trong nó có thể thúc đẩy sự hình thành màng nhầy của đường tiêu hóa ở nam giới.

Y học Trung Quốc còn đánh giá bong bóng cá có nhiều điểm tương đồng về làm đẹp với tổ yến nhưng toàn diện hơn.

Một số món ngon với bong bóng cá:

Cháo bong bóng cá gạo nếp: Bong bóng cá 50 g, gạo nếp 50 g. Bong bóng cá rửa sạch, ngâm mềm trong nước gừng có pha rượu, thái nhỏ, nấu thành cháo, thêm muối mắm gia vị. Món này dùng tốt cho phụ nữ bị đau vùng thắt lưng, huyết trắng, ăn kém không tiêu do tỳ thận hư nhược.

Bong bóng cá hấp đường: Bong bóng cá 30 g, đường trắng 60 g. Bong bóng cá rửa sạch, ngâm mềm trong nước gừng có pha rượu, thái nhỏ, đường hòa tan trong nước. Tất cả cho vào nồi, đun cách thủy cho chín nhừ. Mỗi ngày ăn một lần, liên tục một đợt 7-10 ngày. Dùng thích hợp cho người bị trĩ, đại tiện xuất huyết.

Súp cua bong bóng cá: Bong bóng cá 10 g, xương gà 0,5 kg, thịt cua 200 g, trứng gà hai quả, bột năng 100 g, hạt nêm, hành tây, rau mùi, bột tiêu vừa đủ. Xương gà chần nước sôi và muối, rửa sạch, cho vào nồi hầm với khoảng 2,5 lít nước trong một giờ, lọc lấy nước dùng, cho hạt nêm vừa ăn. Bong bóng cá ngâm nở, vắt ráo nước, thái hạt lựu. Thịt cua trộn với hành tây, ít bột tiêu và dầu thực vật. Cho bong bóng cá và thịt cua vào nồi nước dùng, nấu chín kỹ. Hòa bột năng với ít nước lạnh, khuấy cho tan cho vào canh, khuấy đều, đun sôi. Trứng gà đánh tan, rưới vào súp, khuấy đều, múc ra bát, rắc rau mùi thái nhỏ và hạt tiêu vừa ăn. Ăn khi còn nóng. Món khai vị, tác dụng bổ tỳ thận, trị đau lưng.

Kiêng kỵ: Người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đàm thấp (tăng lipid máu) không dùng.

2. Cá chạch

Trong Đông y, cá chạch được ví von là "sâm nước" bởi giá trị dinh dưỡng cao của nó. Cá chạch có hàm lượng protein cao và ít chất béo. Thịt cá chạch rất giàu vitamin và các nguyên tố vi lượng như kali, natri, canxi, sắt, kẽm và selen. Cá chạch còn là "nhà vô địch" về hàm lượng canxi trong các loài cá cùng trọng lượng. Theo đó, cá chạch có hàm lượng canxi gấp 6 lần cá chép, gấp 10 lần cá đuôi gai và chứa nhiều canxi hơn sữa. Cá chạch còn giàu vitamin D có lợi cho việc hấp thu canxi nên là thực phẩm bổ sung canxi rất tốt.

Dưới đây là cách làm món cá chạch chiên giòn chấm nước mắm me.

Nguyên liệu:

- Cá chạch: 300 g

- Bột chiên giòn

- Me vắt, đường, tỏi, ớt, bột ngọt, nước mắm ngon

Thực hiện:

- Dùng dao cạo sạch vảy cá. Rửa cá nhiều lần với nước muối cho hết mùi tanh và nhớt.

- Ướp cá với chút muối, bột ngọt; thêm một lớp bột chiên giòn mỏng lên cá.

- Bắc lên bếp một chảo dầu nóng, cho cá vào chiên vàng, vớt ra thấm ráo dầu.

- Nấu nước sôi, cho me vào dầm nát ra, lượt lấy cốt me. Thêm đường, nước mắm sao cho vị vừa ăn. Cuối cùng cho tỏi và ớt bằm vào trộn đều. Món ăn hoàn thành.

Tú Anh (Theo Sina, Sohu)

Đọc bài gốc tại đây.

2024-04-19T04:08:14Z dg43tfdfdgfd