BIếN CHứNG NGUY HIểM CủA VIêM RUộT MạN TíNH

Người bệnh viêm ruột mạn tính tiến triển có nguy cơ xảy ra biến chứng nặng như tắc ruột, loét ruột non hoặc đại tràng, ung thư đại tràng.

Bệnh Crohn hay viêm ruột mạn tính từng vùng là bệnh tự miễn, xảy ra do viêm ở đường tiêu hóa. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào ở đường tiêu hóa, nhưng phổ biến hơn ở vùng hồi - manh tràng, ruột non, đại tràng. Triệu chứng thường gặp là đau bụng, tiêu chảy, suy dinh dưỡng trầm trọng.

ThS.BS.CKII Lê Thanh Quỳnh Ngân, Trưởng khoa Nội Tiêu hóa, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết bệnh ở giai đoạn đầu có triệu chứng tương đồng với những bệnh viêm cấp tính đường tiêu hóa khác. Tuy nhiên, khi tình trạng tiến triển, người bệnh thường bị suy nhược nghiêm trọng, đau đớn, khả năng biến chứng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Tắc ruột là biến chứng thường gặp khiến quá trình vận chuyển các chất bên trong ruột bị ngưng hoàn toàn vì tình trạng tắc nghẽn. Các triệu chứng có thể nhận biết là bí trung tiện và đại tiện, nôn, đau thắt.

Loét ruột non và đại tràng gây ra tình trạng viêm mạn tính ở bất kỳ vị trí nào tại hệ tiêu hóa. Vị trí thường gặp nhất là hồi tràng, ruột và đại tràng. Đây cũng là tiền đề dẫn đến biến chứng loét ruột non, đại tràng.

Lỗ rò là một trong những biến chứng nguy hiểm vì bệnh khó điều trị khỏi hoàn toàn. Tình trạng này là sự thoát dịch, mủ hoặc mô viêm bất thường từ hệ tiêu hóa sang các cơ quan khác. Nếu không được can thiệp kịp thời, các lỗ rò có thể lan rộng đến da ngoài vùng bụng hoặc vào trong các cơ quan nội tạng trong ổ bụng của người bệnh.

Nứt hậu môn do bệnh viêm ruột mạn tính từng vùng gây ra, được chẩn đoán qua tình trạng rách mô ở vùng hậu môn hoặc vùng da xung quanh. Nứt hậu môn làm tăng khả năng nhiễm trùng cho người bệnh vì vết nứt là nơi dễ tiếp xúc với vi khuẩn, cũng như dễ xâm nhập vào cơ thể. Triệu chứng chính là đau vùng hậu môn. Nếu không phát hiện và điều trị ngay dẫn đến biến chứng lỗ rò hậu môn.

Ung thư đại tràng: Bệnh Crohn tuy ít nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên, đây là yếu tố tăng rủi ro mắc các bệnh ung thư tiêu hóa, ung thư đại tràng, nhất là khi tình trạng tổn thương kéo dài. Người lớn tuổi có sức đề kháng yếu nguy cơ cao ung thư đại tràng cao hơn nếu bị viêm ruột.

Huyết khối tĩnh mạch sâu hay còn gọi là cục máu đông xuất hiện trong tĩnh mạch sâu hoặc vùng chậu. Bệnh có thể làm xuất hiện các cục máu đông nằm ở tĩnh mạch bắp chân, đùi hoặc các khu vực vùng chậu, gây ra tổn thương nội mạc, rối loạn chức năng tiêu hóa.

Suy dinh dưỡng: Triệu chứng của bệnh Crohn bao gồm các cơn đau thắt vùng bụng, sốt toàn thân và rối loạn tiểu tiện, dẫn đến mệt mỏi, chán ăn. Cơ thể không thể hấp thu đầy đủ dưỡng chất kéo dài làm người bệnh dễ suy dinh dưỡng.

Theo bác sĩ Ngân, tùy vào tình trạng bệnh, các phương pháp điều trị cũng khác nhau như thay đổi chế độ dinh dưỡng, điều trị nội khoa, phẫu thuật. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong mọi phác đồ điều trị bệnh Crohn, bao gồm điều trị nội khoa hay phẫu thuật. Người bệnh cần hạn chế lactose bằng cách cắt giảm tối đa các sản phẩm và chế phẩm từ sữa động vật, thực phẩm giàu chất béo như bơ, nước sốt kem, váng sữa, thức ăn chiên rán có nhiều dầu mỡ...

Phương pháp điều trị nội khoa được ưu tiên trong các phác đồ điều trị cho người bệnh. Hầu hết thuốc được sử dụng đều giúp kiểm soát và làm giảm các triệu chứng, cũng như ngăn ngừa tái phát. Khi bệnh ở giai đoạn nặng hoặc người bệnh xuất hiện biến chứng như áp xe, hẹp đường ruột và các bệnh vùng quanh trực tràng, bác sĩ chỉ định điều trị bằng phẫu thuật. Bác sĩ loại bỏ phần ruột bị viêm và nối các phần ruột khỏe mạnh lại với nhau.

Viêm ruột mạn tính gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bác sĩ Quỳnh Ngân khuyến cáo cần có phương pháp phòng ngừa từ sớm, chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng khoa học, thường xuyên tập thể dục, giữ vệ sinh môi trường sống.

Thảo Nhi

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa tại đây để bác sĩ giải đáp

Đọc bài gốc tại đây.

2024-05-05T01:09:49Z dg43tfdfdgfd