Dù CHỉ Có 1% Cơ HộI, Mẹ SUY BUồNG TRứNG đóN 2 CON YêU SAU 10 NăM MONG CHờ

Bắt đầu “tìm con” từ năm 2013, gia đình chị Trần Tuyết Anh và anh Nguyễn Anh Tú (cùng sinh năm 1990) tại Hà Nội đã gặp không ít thử thách, khi người vợ phát hiện mình bị suy buồng trứng.

"Lội ngược dòng" nhờ phương pháp gom trứng

Mỗi người phụ nữ có lượng trứng cố định và chỉ số AMH giúp đánh giá khả năng dự trữ buồng trứng của họ, chỉ số AMH dưới 2ng/mL đồng nghĩa giảm dự trữ buồng trứng.

Với trường hợp của chị Tuyết Anh, chỉ số dự trữ buồng trứng AMH đã về mức 0,01 nếu về 0 thì có muốn làm cũng không có cơ hội nữa. Hai vợ chồng quyết định sẽ gom trứng, gom phôi để làm tất cả những gì có thể và không còn gì ân hận.

Vợ chồng chị Tuyết Anh đã thử áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), tuy nhiên những lần đó đều cho kết quả không như mong đợi. Sau nhiều lần thất bại, đã có nhiều bác sĩ ở các bệnh viện khác tư vấn phương án xin trứng nhưng chị vẫn quyết tâm, mong muốn được sinh ra những đứa con bằng chính trứng của mình.

Năm 2022, anh chị tìm đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, được tư vấn phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) từ trứng và tinh trùng của bố mẹ theo nguyện vọng của hai vợ chồng.

Bác sĩ Nguyễn Thành Trung - Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội giải thích: “AMH giảm vẫn hoàn toàn có thể có thai tự nhiên được. Tuy nhiên, chỉ số này cảnh báo nên có thai sớm. Để càng lâu, chỉ số AMH giảm, dự trữ buồng trứng giảm thì cơ hội có con sẽ khó khăn hơn. Nếu giảm đến mức độ chẩn đoán suy buồng trứng thì cơ hội có thai tự nhiên rất thấp".

“Chúng tôi áp dụng thành công phương pháp trữ noãn. Để tăng khả năng thành công cho bệnh nhân thì bác sĩ chỉ định kích trứng, sau đó sẽ đông lại noãn cho bệnh nhân nhiều chu kỳ để có một lượng noãn nhất định, sau đó thì tạo phôi. Khi có nhiều noãn thì khả năng có nhiều phôi hơn, khi nhiều phôi thì cơ hội đậu thai của họ sẽ lớn hơn” - bác sĩ Trung cho hay.

2 lần khâu eo cổ tử cung

Sau hơn 10 năm mòn mỏi chờ đợi, năm 2023 chị Tuyết Anh nhận tin vui đậu thai. Niềm hân hoan chưa kịp kéo dài, tại tuần thứ 19 của thai kỳ, chị gặp tình trạng rỉ ối, thai dọa sảy. Khi này, cổ tử cung mở trước khi thai đủ tháng, cổ tử cung bị suy yếu và khó có thể giữ được thai, do vậy bác sĩ chỉ định thực hiện khâu eo cấp cứu.

Tuần thứ 24 của thai kỳ, chị Tuyết Anh tiếp tục gặp tình huống dọa sinh non phải khâu eo cổ tử cung thêm một lần nữa. Do đã từng thực hiện thủ thuật chỉ hơn một tháng trước đó, kết hợp với việc mang thai đôi nên lần khâu eo này trở nên khó khăn hơn bội phần.

Ths.BS Hoàng Văn Khanh, người trực tiếp thực hiện khâu eo cổ tử cung cho chị Tuyết Anh, cho biết: “Trường hợp của bệnh nhân này rất khó thực hiện kỹ thuật khâu cổ tử cung và khi khâu sẽ có nguy cơ vỡ ối rất cao, thậm chí gây tổn thương cổ tử cung. Tại thời điểm 24 tuần tôi thực hiện khâu eo cổ tử cung cho bệnh nhân. May mắn là sau lần khâu eo tử cung thứ 2 này, mọi thứ đều êm xuôi, đến nay bạn ấy đã sinh 2 em bé kháu khỉnh".

Tháng 1.2024, sau bao ngày vất vả mong chờ, ước mơ về một gia đình có tiếng khóc, tiếng cười trẻ thơ của cô giáo tiểu học Tuyết Anh đã trở thành hiện thực: “Có hai con, hai vợ chồng đều cảm thấy cuộc sống đầy đủ và trọn vẹn hơn”.

Đọc bài gốc tại đây.

2024-05-06T05:56:26Z dg43tfdfdgfd