GIảM AXIT URIC NêN CHọN ăN LOạI SữA CHUA NàO?

Axit uric cao sẽ dẫn tới bệnh gout. Chế độ ăn cho người mắc bệnh gout luôn là vấn đề được quan tâm. Trong đó, nên ăn loại sữa chua nào để có thể góp phần giảm được axit uric.

Nồng độ axit uric được kiểm soát

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa chua là một trong các thực phẩm bổ sung tốt cho việc phòng và chữa bệnh gout. Việc sử dụng sữa chua với lượng và tần suất hợp lý sẽ giúp kiểm soát nồng độ axit uric trong máu hiệu quả, từ đó hạn chế tối đa tình trạng kết tủa urat ở thận.

Lượng axit uric trong máu được loại bỏ và ổn định nhờ sữa chua vì trong loại sản phẩm lên men này chứa nhiều hệ vi sinh vật có lợi cho đường ruột. Những chủng lợi khuẩn này có tác dụng chuyển hóa đường đa thành đường đơn, đồng thời giúp chuyển hóa đạm trong sữa thành các axit amin. Từ đó kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp loại bỏ và làm ổn định lượng axit uric trong máu, duy trì lượng đường huyết ổn định, ngăn ngừa bệnh gout tái phát.

Người có axit uric cao và mắc bệnh gout chú ý khi chọn sữa chua

Cùng với sữa chua không đường hoặc ít đường, muốn giảm axit uric thì nên dùng sữa chua ít béo hoặc tách béo. Sữa chua ít béo là sản phẩm đã giảm bớt lượng chất béo trước khi tiến hành lên men. Trong mỗi hộp sữa chua ít béo có khoảng 2 - 5g chất béo. Sữa chua tách béo là sản phẩm ít chua hơn các sản phẩm khác, ít hơn 0,5% chất béo từ sữa nhưng vẫn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Đây là 2 loại sản phẩm thích hợp cho người mắc bệnh gout sử dụng hằng ngày.

Ngoài ra, sữa chua uống cũng là sản phẩm có thể hỗ trợ được cho người mắc bệnh gout. Đây là sản phẩm được sản xuất dưới dạng thể lỏng với nhiều hương vị thơm ngon nên mang lại nhiều lựa chọn cho người dùng.

Một điều quan trọng là nên chọn loại sữa chua không đường hoặc ít đường. Bên cạnh đó cần chọn loại sữa chua có hàm lượng protein thấp hơn để tốt cho người mắc bệnh gout.

Đọc bài gốc tại đây.

2024-05-07T16:16:28Z dg43tfdfdgfd