Kỹ THUậT MớI GIúP NGườI Mổ đụC THủY TINH THể KHôNG PHảI đEO KíNH

Trước đây, người mổ đục thủy tinh thể chỉ nhìn được xa, nhìn gần vẫn phải đeo kính, nay với phaco khúc xạ, sau mổ người bệnh nhìn rõ ở mọi cự ly.

Ngày 19/4, ThS.BS. Nguyễn Văn Sanh, Giám đốc bệnh viện mắt kỹ thuật cao Hà Nội (Hitec), cho biết đục thủy tinh thể là nguyên nhân gây mù chủ yếu, chiếm hơn 60% trong các bệnh về mắt và ngày càng trẻ hóa.

Đục thủy tinh thể hay còn gọi là đục nhân mắt, bệnh cườm đá, cườm khô, là tình trạng rối loạn thị lực do cấu trúc protein của thủy tinh thể bị thay đổi dưới tác động của các chất gây hại được sinh ra từ bên trong cơ thể hoặc từ môi trường bên ngoài.

Cấu trúc protein bị xáo trộn làm thay đổi độ cong, độ trong, độ đàn hồi và độ dày của thủy tinh thể, khiến thủy tinh thể mờ đục, gây cản trở ánh sáng đi qua, dẫn đến giảm thị lực. Người bệnh khó khăn trong các hoạt động thường ngày như lái xe, đọc sách báo..., thậm chí có thể mù loà nếu không được điều trị phù hợp.

Phẫu thuật thay thế thủy tinh thể nhân tạo là phương pháp cuối cùng mang lại ánh sáng cho người bệnh. Thuỷ tinh thể nhân tạo (Intraocular lens – IOL) là một thấu kính nội nhãn có kích cỡ phù hợp với mắt người, được chế tạo nhằm thay thế cho thủy tinh thể tự nhiên bị đục sau khi phẫu thuật.

"Trước đây, người bệnh đục thủy tinh thể thường để 'gần mù' mới dám mổ vì sau mổ thị lực chỉ giúp họ nhìn xa, còn muốn đọc sách (nhìn gần) hoặc xem tivi (nhìn trung gian) đều phải đeo thêm kính", bác sĩ Sanh nói, thêm rằng nay IOL thế hệ mới ra đời, khắc phục được nhược điểm này.

Về chức năng, IOL được chia làm 2 loại: đơn tiêu và đa tiêu. IOL đơn tiêu (monofocal) cho phép toàn bộ ánh sáng hội tụ tại một điểm và người bệnh chỉ nhìn được ở một cự ly nhất định, thường là để nhìn xa. IOL đa tiêu có thể hai tiêu (bifocal) cho phép ánh sáng hội tụ ở 2 điểm nhìn gần và nhìn xa trong khi đó (trifocal) còn có thể giúp nhìn được ở cả cự ly trung gian.

IOL đơn tiêu dù có khá nhiều ưu điểm như 100% ánh sáng được hấp thụ nên thị lực bệnh nhân đạt được độ tương phản và sắc nét tối đa ở một cự ly nhất định. Vì vậy, sau mổ người bệnh thích ứng nhanh và thường không có khó chịu gì. Tuy nhiên, muốn đọc sách (nhìn gần khoảng 35 cm) hoặc các hoạt động khác ở cự ly trung gian (50-60 cm) người bệnh vẫn phải phụ thuộc vào kính.

IOL đa tiêu khúc xạ xoay không đối xứng (Lentis comfort), được sản xuất theo công nghệ châu Âu là thế hệ IOL đa tiêu mới với nhiều ưu điểm vượt trội, đem lại sự thoải mái giúp người bệnh nhìn được ở mọi khoảng cách, đáp ứng mọi nhu cầu sinh hoạt hàng ngày mà không cần đeo kính.

Ngoài ra, IOL đa tiêu không đối xứng còn đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh đục thuỷ tinh thể có bệnh phối hợp ở đáy mắt được khám và can thiệp mà không bị cản trở như các thế hệ IOL đa tiêu khác.

Hiện, trên 60% người bệnh đục thủy tinh thể phẫu thuật tại nơi này sử dụng IOL đa tiêu khúc xạ không đối xứng, được áp dụng quyền lợi bảo hiểm y tế.

Lê Nga

Đọc bài gốc tại đây.

2024-04-19T13:29:56Z dg43tfdfdgfd