Lý DO NHIềU PHụ Nữ CHưA TIêM NGừA SởI TRướC MANG BầU

Nhiều phụ nữ dự định có bầu song chưa tiêm vaccine vì cho rằng sởi chỉ nhiễm ở trẻ em, điều này có thể khiến tăng nguy cơ mắc và biến chứng khi mang thai.

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về thời gian tới có thể gia tăng số ca mắc sởi và nguy cơ bùng phát dịch bệnh tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bộ Y tế cũng ghi nhận 42 ca nhiễm và nghi nhiễm từ đầu năm 2024 đến ngày 19/3, khuyến cáo phòng chống dịch sởi.

Tuy nhiên, số lượng tiêm chủng tại VNVCchưa tăng đáng kể, trong đó tỷ lệ phụ nữ chuẩn bị mang thai chưa cao. Nhiều gia đình chưa hiểu vai trò, lợi ích của vaccine hoặc cho rằng bệnh nhẹ, chỉ nhiễm ở trẻ nhỏ nên không cần phòng ngừa.

Theo đó, trường hợp gia đình anh Hoàng 31 tuổi ở Hà Tĩnh, vợ anh không tiêm vaccine trước mang thai do tin lời bạn bè khuyên vẫn có thể sinh con khỏe mạnh dù không chủng ngừa, tiết kiệm được một khoản tiền. Còn anh Hoàng cho rằng bệnh sởi của "trẻ con", khi nhiễm trên người lớn sẽ nhẹ, chỉ phát ban rồi lặn.

Mang bầu đến tháng cuối cùng, chị phải nhập một bệnh viện tư nhân do mắc sởi với các triệu chứng sốt cao, chảy nước mắt, mũi, nổi ban đỏ, mệt nhiều, ăn ít, ho nhiều nên không ngủ được. Bác sĩ cảnh báo bệnh có thể ảnh hưởng em bé, phải theo dõi sát.

Còn chị Hà 35 tuổi ở Hà Nội, cho biết năm 2018 mang thai trong khi chưa chuẩn bị sức khỏe và không tiêm vaccine. Đến 32 tuần, chị nhiễm sởi, sinh non, em bé rất yếu, phải nằm lồng ấp và thường xuyên mắc viêm phổi, viêm phế quản. Năm nay, bé đã 6 tuổi nhưng có cân nặng thấp hơn tiêu chuẩn và mắc suy dinh dưỡng.

Theo bác sĩ Chính, sởi không phải là bệnh trẻ con hoặc đơn thuần phát ban sau đó nhanh chóng hồi phục ở phụ nữ mang thai. Ngược lại, bệnh gây biến chứng, ảnh hưởng nặng tới sức khỏe bà mẹ và em bé.

Bác sĩ giải thích cơ thể người mẹ chống lại virus sởi bằng cách gây sốt. Trong khi đó, nhiệt độ ở tử cung luôn cao hơn nhiệt độ cơ thể 1-1,5 độ. Tức là, nếu mẹ bị sốt 39-40 độ, thai nhi phải chịu nhiệt độ tử cung là 40-41,5 độ C, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của em bé.

Nếu mắc sởi trong ba tháng đầu, em bé có nguy cơ mắc dị tật, khi sinh ra nhẹ cân. Ở ba tháng giữa, khả năng thai lưu, sảy thai cao. Trong ba tháng cuối, mẹ có nguy cơ sinh non hoặc thai chết lưu.

Tại vụ dịch sởi ở Việt Nam năm 2018 và 2019, các bệnh viện khu vực phía nam ghi nhận nhiều thai phụ sinh non, thai lưu, có ca mang thai 24 tuần đã sinh. Các nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ bệnh sởi biến chứng trên thai phụ rất cao. Ví dụ một nghiên cứu trên 420 mẹ bầu mắc sởi (từ năm 1941 đến 2012), có 18 ca tử vong (4,3%), trong đó 75 ca (17,9%) có tình trạng viêm phổi; 55 ca (13,4%) sinh non. Một nghiên cứu khác đăng tải tại Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ thực hiện trên 843 ca mắc sởi trong đó có phụ nữ mang thai, 24 ca ở độ tuổi 17-40 mắc sởi trong thai kỳ, một ca sảy thai điều trị, một trường hợp thai chết lưu và 6 ca sinh non.

Do đó, các cơ quan quản lý y tế hàng năm luôn cảnh báo người dân phòng sởi, đặc biệt chú trọng nhóm phụ nữ mang thai do có hệ miễn dịch yếu và thường gặp biến chứng. Trong bối cảnh dịch bệnh có nguy cơ bùng phát như hiện nay, người đang mang bầu hoặc chuẩn bị có bầu càng cần chú ý phòng bệnh.

Một số biện pháp có thể áp dụng ngay như đeo khẩu trang khi đến nơi đông người hoặc bệnh viện, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, giữ nhà cửa sạch sẽ, khử trùng các bề mặt chung như tay nắm cửa, bàn ăn... thường xuyên.

Bệnh sởi đã có vaccine phòng ngừa, gồm ba loại: mũi sởi đơn, loại phòng sởi - rubella và sởi - quai bị - rubella. Cả ba loại cần hoàn thành phác đồ tiêm trước khi mang thai tốt nhất 3 tháng, vì đây là loại vaccine sống giảm độc lực, chống chỉ định bà bầu. Ba loại nói trên đều có phác đồ tiêm chủng 2 mũi, vaccine có hiệu quả đến 97% sau liều thứ hai, thời gian bảo vệ bền vững. Tiêm chủng giúp mẹ có miễn dịch, đồng thời giúp truyền kháng thể qua nhau thai và sữa mẹ cho con, bảo vệ em bé trong những tháng đầu đời khi chưa đến tuổi sử dụng vaccine.

Mộc Thảo

20h ngày 29/3, Hệ thống tiêm chủng VNVC tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến "Tiêm vaccine cho phụ nữ chuẩn bị và đang mang thai". Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia:

BS.CKI Nguyễn Lê Nga, Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC

BS Nguyễn Văn Quảng, Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC

BS Nguyễn Thị Lương, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chương trình phát sóng trên các kênh truyền thông của VnExpress, VNVC, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Bạn đọc quan tâm, đặt câu hỏi cho chuyên gia tại đây.

Đọc bài gốc tại đây.

2024-03-28T12:11:09Z dg43tfdfdgfd