Vị TRí NặN MụN TRêN MặT Có THể GâY NGUY HIểM

Chuyên gia cho biết mọi người cần tránh nặn mụn ở khu vực "tam giác chết" trên mặt, tức là từ vùng giữa lông mày đến khu vực lân cận mũi và môi trên.

Một số người cho rằng khái niệm "tam giác chết" trên mặt khá mơ hồ và chưa chính xác. Tuy nhiên, Harley Street, bác sĩ da liễu 20 năm kinh nghiệm tại Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, cho biết bà đã chứng kiến một số ca biến chứng nghiêm trọng khi nặn mụn ở khu vực này.

Theo bà Street, về cơ bản, vùng tam giác chết kéo dài từ phần ấn đường (giữa hai lông mày), qua khóe trong của mắt, xuống khu vực lân cận mũi và kết thúc ở hai khóe miệng. Bà cho biết trong một số trường hợp, dù hy hữu, việc nặn mụn trên khu vực này sẽ khiến bạn gặp vấn đề nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

Nguyên nhân là các dây thần kinh tại khu vực này liên kết trực tiếp với não thông qua xoang hang - một mạng lưới tĩnh mạch phía sau mũi và hốc mắt giúp máu lưu thông khỏi não. Việc nặn mụn, tiêm filler (chất làm đầy) hoặc xỏ khuyên ở đây để lại vết thương hở, tạo điều kiện cho vi khuẩn kéo xuống khu vực này và gây nhiễm trùng. Các ổ viêm nhiễm tại đây có thể ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ cũng như phần còn lại của cơ thể. Trong những trường hợp cực kỳ hiếm gặp, nặn mụn ở tam giác chết có thể gây hiện tượng áp xe hoặc cục máu đông dẫn đến đột quỵ.

Thực tế, hầu hết đốm mụn nhọt đều hình thành do tình trạng tắc nghẽn nang lông hoặc tuyến bã nhờn trên da. Các loại vi khuẩn thường ămcs kẹt trong tuyến này và nhân lên, gây ra phản ứng viêm dẫn đến mụn đầu trắng, mụn đầu đen, thậm chí u nang. Bác sĩ Street cho biết trong quá trình làm việc, bà đã nhìn thấy những nốt mụn có kích nước lớn như trái chanh.

Bà khuyến nghị mọi người không nên nặn mụn, bởi điều này có thể gây nhiễm trùng hoặc để lại sẹo. Nặn mụn bằng các loại dụng cụ kim loại không đúng cách có thể khiến vết nhiễm trùng ăn sâu hơn.

Một số loại mụn trứng cá ảnh hưởng đến cả trẻ sơ sinh, có thể mở rộng miệng thành vết thương hở và phát triển một lớp vảy cứng. Trước đó, một người phụ nữ đã chia sẻ hình ảnh bản thân tự nặn mụn cho con mình bằng một chiếc kim. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng điều này khá rủi ro vì làn da trẻ em đặc biệt nhạy cảm. Sandra Lee, bác sĩ da liễu người Mỹ khuyến nghị đưa trẻ đi khám nếu phát hiện các nốt mụn to bất thường lâu lành.

Nếu vết mụn lưu lại trên da từ 6 đến 8 tuần, các chuyên da cho rằng đây có thể là dấu hiệu của ung thư biểu mô tế bào đáy. Chúng xuất hiện nhiều nơi trên cơ thể, nhưng chủ yếu là ở vùng tiếp xúc với ánh sáng xung quanh mũi. Khi phát hiện các nốt mụn mọc lâu bất thường, bạn nên tới bác sĩ để kiểm tra.

Thục Linh (Theo Daily Mail)

Đọc bài gốc tại đây.

2024-05-07T22:15:28Z dg43tfdfdgfd