VIệT NAM TRONG TốP TăNG TRưởNG NHANH NHấT KHU VựC CHâU Á - THáI BìNH DươNG

Việt Nam cùng với Thái Lan và Indonesia được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng lớn nhất ở các nước Đông Nam Á, cũng như khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

68% nhà lãnh đạo, bao gồm các nhà sáng lập và giám đốc cấp cao trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho rằng, tiềm năng tăng trưởng lớn nhất ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam và Indonesia.

Đây là kết quả từ báo cáo cơ hội tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ cũng như thách thức trong việc thương mại xuyên biên giới quốc tế, do Công ty chuyển phát nhanh FedEx Express (FedEx) vừa công bố.

  • Kinh tế khu vực Đông Á tăng trưởng nhanh nhất thế giới

  • Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng cao, quy mô kinh tế 430 tỉ USD, tín nhiệm quốc gia mức BB+

  • Động lực nào để kinh tế Việt Nam tăng trưởng năm 2024?

Báo cáo cho rằng sự tăng trưởng kinh tế, hiểu biết văn hóa và cải thiện các thỏa thuận thương mại trong khu vực đang thể hiện những tín hiệu lạc quan tại thị trường Đông Nam Á.

Cũng theo báo cáo, 88% nhà lãnh đạo cho biết đã có kế hoạch mở rộng cơ sở tệp khách hàng ra toàn cầu trong ba năm tới. Trong đó, việc hợp tác kinh doanh với các đối tác, nhà cung cấp và khách hàng ở thị trường Châu Âu, Bắc và Nam Mỹ “cần nhiều nỗ lực hơn”.

Dù tràn đầy tiềm năng nhưng báo cáo cũng cho rằng vẫn còn nhiều thách thức trong việc nắm bắt các cơ hội ở bên kia biên giới, ngay cả với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Khi được hỏi về các rào cản trong quá trình mở rộng kinh doanh ra quốc tế, khoảng 50% nhà lãnh đạo cho rằng yêu cầu, thủ tục hải quan khác biệt và đặc thù tại mỗi nước là rào cản đáng lưu ý đối với các công ty khi tìm kiếm khách hàng mới (45%) hoặc tìm kiếm đối tác, nhà cung cấp trên thị trường toàn cầu (42%).

Khi nội bộ còn thiếu kiến thức chuyên môn về các quy định thương mại, việc điều hướng quy định hải quan tại các nước khác nhau vẫn luôn là một trong những vấn đề cần được tháo gỡ.

Nhiều thách thức tăng trưởng kinh doanh

“Dữ liệu cho thấy hiện nay, những trở ngại về mặt kinh tế và cạnh tranh toàn cầu là một trong những thách thức kinh doanh lớn nhất cho các công ty nhỏ và vừa trong khu vực châu Á. Hiện thị trường Đông Nam Á đang phát triển nhanh hơn so với nhiều khu vực khác trên thế giới, vì vậy việc tập trung vào thương mại châu Á là hợp lý.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc cần làm để xóa bỏ rào cản khi tiếp cận thị trường quốc tế, mặc dù số lượng các thỏa thuận thương mại khu vực và song phương đang tăng”, bà Kawal Preet, tổng giám đốc FedEx Express tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Trung Đông và Châu Phi, nhận xét.

Đọc bài gốc tại đây.

2024-04-18T06:03:29Z dg43tfdfdgfd