CâU CHUYệN HướNG NGHIệP: ĐâU Là CHìA KHOá CHO Sự THAY đổI?

Tại những buổi tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp, một trong những băn khoăn thường gặp của các bạn học sinh THPT là sự lo ngại về mối đe dọa ngành nghề tương lai bị thay đổi.

Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng như hiện nay, xuất hiện tâm lý lo lắng ở các bạn học sinh THPT như vừa nêu là điều dễ hiểu.

Không chỉ học sinh, mà phụ huynh và cả xã hội đặt câu hỏi trước những thách thức về sự biến động khôn lường của thị trường việc làm. (Nguồn: huongnghiepaau)
Tin liên quan
Chiến thắng Điện Biên Phủ truyền cảm hứng cho nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới

Thêm vào đó, việc truyền thông liên tục đề cập đến viễn cảnh trí tuệ nhân tạo đang ngày càng tham gia sâu vào mọi ngóc ngách lĩnh vực trong cuộc sống, cũng khiến các bạn trẻ thêm phần áp lực.

Không chỉ học sinh, mà phụ huynh và cả xã hội thi nhau đặt câu hỏi trước những thách thức về sự biến động khôn lường của thị trường việc làm.

Rõ ràng, lưu ý đến những cảnh báo về tác động mạnh mẽ của khoa học công nghệ trong quá trình định hướng ngành nghề là hoàn toàn cần thiết. Tâm thế này sẽ giúp chúng ta có những lựa chọn phù hợp với tương lai nghề nghiệp bản thân.

Tuy vậy, cũng cần phân tích vấn đề đa chiều, trong đầy đủ góc nhìn của nó.

Việc một ngành nghề nào đó bị giảm bớt, thậm chí mất đi, là câu chuyện rất đỗi bình thường. Vì xã hội tất yếu luôn có sự vận động, thay đổi. Song, chúng ta cũng đừng quên rằng, bên cạnh những công việc mất đi, lại có những công việc mới được sinh ra.

Trong báo cáo mang tên “Future of Jobs 2023”, được tổ chức Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum) công bố vào giữa năm ngoái, các nhà tuyển dụng dự đoán sẽ có 69 triệu việc làm mới được tạo ra, cùng với con số 83 triệu việc làm bị loại bỏ, trong giai đoạn 2023-2027.

Như vậy, trong vòng 5 năm, sẽ có khoảng 14 triệu việc làm bị giảm, chỉ tương ứng với 2% số việc làm hiện tại. Có nghĩa là, ở một góc độ nhất định, nếu tính theo số phần trăm việc làm, nó không quá đáng sợ như những gì chúng ta thường… “overthinking” (suy nghĩ quá mức).

Bảng báo cáo trên được thực hiện trên cơ sở tổng hợp quan điểm của 803 công ty với hơn 11,3 triệu người lao động ở 27 nhóm ngành và 45 nền kinh tế từ tất cả các khu vực trên thế giới.

Điều đó phần nào cho thấy mức độ đáng tin cậy từ số liệu, cùng những dự đoán được đưa ra. Vậy thì, câu hỏi đặt ra ở đây là, chúng ta làm gì, để có thể ở lại trong số việc làm cũ, hoặc nắm bắt cơ hội từ những việc làm mới?

Reskilling (đào tạo lại kỹ năng) và Upskilling (nâng cao kỹ năng) giúp người lao động phát triển các kỹ năng cần thiết để duy trì khả năng cạnh tranh của mình.

Có nghĩa là chúng ta luôn phải ở trong tâm thế học hỏi mỗi ngày, luôn chuẩn bị nền tảng vững chắc, để sẵn sàng thích nghi với những thay đổi của công việc – một điều tất yếu của cuộc sống.

Chẳng hạn như, cũng theo báo cáo “Future of Jobs 2023” đã dẫn, Diễn đàn kinh tế thế giới cho biết yếu tố công nghệ và chuyển đổi xanh được dự báo là yếu tố tác động đến xu hướng việc làm trong tương lai.

Thế nên, thay vì lo lắng về tương lai của sự thay đổi (điều vượt ngoài kiểm soát của chúng ta), thay vì hoài nghi năng lực, chúng ta nên có ý thức trang bị và tái trang bị những vốn liếng cần có cho nghề nghiệp của bản thân.

Báo cáo “Future of Jobs 2023” cũng nêu 10 kỹ năng cốt lõi được các doanh nghiệp đánh giá cao trong tương lai, nhằm giúp người lao động thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và thị trường.

Đó là: Tư duy phân tích; Tư duy sáng tạo; Sự kiên cường, linh hoạt và nhanh nhẹn; Động lực và tự nhận thức; Tính hiếu kỳ và học tập suốt đời; Trình độ công nghệ; Tính tin cậy và chú ý đến chi tiết; Sự thông cảm và lắng nghe tích cực; Lãnh đạo và ảnh hưởng xã hội; Kiểm soát chất lượng.

Luôn nâng cao các kỹ năng trên cũng là con đường để chúng ta tự tin trong thị trường việc làm, vốn dĩ nhiều thách thức, nhưng cũng nhiều cơ hội.

Đọc bài gốc tại đây.

2024-05-09T05:08:21Z dg43tfdfdgfd