SUY GIãN TĩNH MạCH CHâN: DấU HIệU Và BIếN CHứNG

Biểu hiện của giãn tĩnh mạch chân ở cấp độ nhẹ C0, C1 chưa làm mọi người chú ý cho đến khi có triệu chứng mỏi chân và da nổi gân xanh hoặc gân tím. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, qua thời gian bệnh lý giãn tĩnh mạch sẽ dần tiến triển với biểu hiện và triệu chứng ngày càng trầm trọng hơn, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm tắc tĩnh mạch nông, biến đổi sắc tố da, loét tĩnh mạch khó lành, huyết khối tĩnh mạch.

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh lý giãn tĩnh mạch chân như nóng ran, tê chân, đau nhức, nặng chân, phù chân, nổi búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo, sạm dạ và loét trên mắt cá trong.

Dưới đây là chia sẻ Thạc sĩ - Bác sĩ chuyên khoa II Phan Duy Kiên đang công tác tại Khoa Phẫu thuật mạch máu (Bệnh viện Chợ Rẫy) chia sẻ về các triệu chứng và biến chứng của suy giãn tĩnh mạch chân nếu không được điều trị sớm và đúng phương pháp.

Cảm giác khó chịu trong thời gian dài

“Cảm giác khó chịu (discomfort)” thường xuất hiện trong giai đoạn đầu ở bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch gồm: Mỏi, tê bì, cảm giác châm chích và những gân xanh gây mất thẩm mỹ trên da ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh (giai đoạn C0, C1 của phân loại CEAP), đặc biệt ở nhóm phụ nữ có nhu cầu mặc váy ngắn.

Ngoài ra, với những người làm việc đứng lâu thì suy giãn tĩnh mạch làm cho bệnh nhân rất mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng công việc của họ.

Sưng và phù chân

Hiện tượng sưng và phù chân trong suy giãn tĩnh mạch do máu trào ngược trong hệ thống tĩnh mạch chi dưới, ứ đọng ở phần cẳng bàn chân gây ra. Hiện tượng này thường thấy rõ vào buổi chiều, sau khi đứng hoặc ngồi lâu và thường cải thiện vào ban đêm khi kê chân lên cao.

Ngoài ra, triệu chứng sưng phù này có thể giảm nhờ vớ tĩnh mạch áp lực hỗ trợ. Vớ tĩnh mạch giống như một hệ thống nén ép từ bên ngoài vào phần cơ cẳng chân giúp đẩy máu về dễ hơn và tránh hiện tượng ứ đọng máu tĩnh mạch.

Khi có biểu hiện sưng chân đột ngột kèm theo đau, cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật mạch máu vì điều này có thể báo hiệu nguy cơ cục máu đông hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu.

Sạm da và tăng sắc tố da

Sạm da là một trong những biểu hiện ra bên ngoài của biến chứng suy giãn tĩnh mạch thời gian dài nếu không được điều trị, khu vực thường bị sạm da do giãn tĩnh mạch là vùng trên mắt cá chân.

Khi van tĩnh mạch bị suy yếu do phải chịu áp lực trong thời gian dài, máu có thể trào ngược và tích tụ lại tại van hoặc vị trí thấp hơn (do trọng lực), gọi là hiện tượng "máu trào ngược", khiến cho vị trí mắt xung quanh khu vực mắt cá chân thường chịu hậu quả nghiêm trọng nhất.

Sạm da và tăng sắc tố là kết quả của sự lắng đọng haemosiderin do sự phá vỡ tế bào hồng cầu trong các mô mềm tạo ra vẻ ngoài màu rỉ sét điển hình. Nếu không nhận biết và được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến viêm mãn tính, khiến vùng da mềm và ngứa, dẫn đến mô dày lên và để lại sẹo, từ đó hình thành vết loét.

Trong hầu hết các trường hợp suy giãn tĩnh mạch, tổn thương ở các mô mềm và da là vĩnh viễn. Nhưng nếu được điều trị đúng phác đồ tại đúng vị trí tĩnh mạch suy yếu, tình trạng viêm được cải thiện và các mô trở nên mềm hơn, vết sạm trên da sẽ mờ dần.

Viêm da (chàm tĩnh mạch)

Nguyên nhân viêm da trong suy giãn tĩnh mạch do “dòng máu trào ngược” bị ứ đọng tại các van và bị hút về phía của trọng lực, tình trạng thường xảy ra ở cẳng chân do áp lực lên lòng tĩnh mạch.

Thường liên quan đến chứng suy tĩnh mạch mãn tính, gây ra các triệu chứng như ngứa, mẩn đỏ, sưng tấy và xuất hiện các mảng khô đổi màu trên da. Bệnh chàm tĩnh mạch thường được phát hiện xung quanh khu vực mắt cá chân nhưng cũng có thể xuất hiện trên các tĩnh mạch bị giãn.

Nguy cơ chảy máu tĩnh mạch

Phần lớn nguy cơ chảy máu do vùng tổn thương bị rách hoặc bị cắt trực tiếp. Vì những búi tĩnh mạch giãn này nằm rất gần bề mặt da nên ngay cả những tổn thương nhỏ trên da như va vào vật gì đó, hoặc tự cắt cũng có thể dẫn đến tổn thương thành tĩnh mạch và chảy máu.

Khi tình trạng chảy máu diễn ra nếu không biết cấp cứu kịp thời dẫn đến mất máu cấp có thể nguy hiểm đến tính mạng. Đây là một trong những biến chứng giãn tĩnh mạch nguy hiểm mà người bệnh cần đặc biệt lưu ý.

Khi tình trạng ứ màu kéo dài do bệnh lý giãn tĩnh mạch không được điều trị đúng cách, vùng da nằm trên những tĩnh mạch này có thể đổi màu, trở nên đỏ hoặc nâu. Hiện tượng đổi màu da này được gọi là tăng sắc tố, thường bắt đầu ở phần gần mắt cá chân và sau đó lan ra bắp chân.

Vết loét tĩnh mạch

Loét tĩnh mạch chi dưới là một dạng vết thương khó lành liên quan đến 70% nguyên nhân gây vết thương khó lành ở chi dưới, hậu quả của tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch chi dưới trong thời gian dài. Đây cũng là biểu hiện nặng nhất của suy giãn tĩnh mạch chi dưới nếu không điều trị ở giai đoạn sớm.

Một nghiên cứu ở Châu Âu đã chỉ ra rằng “nếu bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch ở độ 2 nếu không điều trị đúng thì 22% trong số đó sẽ có nguy cơ chuyển qua loét tĩnh mạch chi dưới trong vòng 6 năm tiếp theo”.

Huyết khối tĩnh mạch sâu

Huyết khối tĩnh mạch sâu là biến chứng nguy hiểm trong suy giãn tĩnh mạch, nguyên nhân do cục máu đông hình thành trong lòng tĩnh mạch chậu, đùi, khoeo ở chân. Nó thường xảy ra khá đột ngột với triệu chứng sưng, căng, đau đùi và bắp chân, và được phát hiện dễ dàng qua siêu âm Doppler đánh giá huyết động hệ tĩnh mạch chi dưới.

Đây là một biến chứng khá nghiêm trọng nếu cục máu đông lan rộng vì có thể lan lên tĩnh mạch chủ dưới, động mạch phổi gây ra thuyên tắc phổi khiến người bệnh có thể phải nhập viện để điều trị.

Nếu được phát hiện sớm, cục máu đông này có thể được điều trị bằng thuốc kháng đông (ví dụ như rivaroxaban…) hoặc can thiệp đặt ống thông (catheter) bơm thuốc tiêu sợi huyết.

Cục máu đông ở các tĩnh mạch nông ở bề mặt hiếm khi tiến triển và lan rộng vào các tĩnh mạch sâu hơn. Có thể khó phân biệt giữa viêm tắc tĩnh mạch nông và huyết khối tĩnh mạch sâu.

Cả hai đều có thể có các dấu hiệu và triệu chứng tương tự nhau, vì vậy người bệnh nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật mạch máu để có thể xác định vị trí của cục máu đông lập kế hoạch phác đồ điều trị.

Lưu ý trong điều trị suy giãn tĩnh mạch bệnh nhân cần đến các tổ chức y tế chuyên sâu được bộ y tế cấp phép, các bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật mạch máu có kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám, chẩn đoán, siêu âm, điều trị, theo dõi. Đảm bảo mang lại kết quả điều trị lâu dài, hạn chế tái phát tại vùng điều trị hoặc diễn tiến bệnh nặng hơn theo thời gian.

Với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch có nhiều giãn tĩnh mạch dưới da mức độ 1 ảnh hưởng thẩm mỹ thì tiêm xơ hoặc laser xung dài (laser bề mặt) được xem là những phương pháp điều trị hiệu quả.

Với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch giãn búi to (độ 2) thì can thiệp nhiệt nội tĩnh mạch, ví dụ như laser bước sóng dài 1470nm (EVLA) được khuyến cáo với mức độ cao nhất bới các Hiệp hội Tĩnh mạch trên thế giới (khuyến cáo mức I, bằng chứng loại A theo y học thực chứng).

Trong những năm gần đây, để tăng tỷ lệ hài lòng và hiệu quả thẩm mỹ trong điều trị suy giãn tĩnh mạch nông độ 1, nhiều chuyên gia ở Mayo Clinic và AVF (American Venous Forum) giới thiệu về ứng dụng công nghệ SCLASER (sclerotherapy + Laser xung dài) vì hiệu quả cải thiện rõ rệt so với tiêm xơ hay laser xung dài đơn thuần.

Với suy giãn tĩnh mạch độ 2 nguyên nhân từ hệ thống tĩnh mạch hiển (chiếm 80% nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch nông), công nghệ laser nội mạch (EVLA) kết hợp với kỹ thuật bóc búi tĩnh mạch (tributary phlebectomy) 2 trong 1 sẽ làm tăng hiệu quả điều trị và sự hài lòng của bệnh nhân theo khuyến cáo mới nhất của ESVS 2022 (Hiệp hội tĩnh mạch châu Âu).

EVLA SafeClean giúp bệnh nhân đạt hiệu quả điều trị cao nhất và đảm bảo được 2 tiêu chí: An toàn và sạch búi tĩnh mạch (Safe & Clean).

Thạc sĩ - Bác sĩ Phan Duy Kiên, tốt nghiệp Đại học Y Dược và hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú và chuyên khoa cấp 2 chuyên ngành ngoại lồng ngực - tim mạch. Có nhiều năm công tác công tác tại khoa phẫu thuật mạch máu tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Về lĩnh vực mạch máu, Thạc sĩ - Bác sĩ Phan Duy Kiên đã tham gia điều trị và phẫu thuật nhiều trường hợp bệnh lý suy giãn tĩnh mạch, phình động mạch chủ, bệnh động mạch ngoại biên, hẹp động mạch cảnh. Bác sĩ được cấp chứng nhận điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng các phương pháp can thiệp nội tĩnh mạch ít xâm lấn như Laser/RFA, can thiệp mạch máu ngoại biên.

Mỗi năm Bác sĩ Kiên trực tiếp điều trị rất nhiều trường hợp suy giãn tĩnh mạch từ cấp độ C0 đến C6 và các bệnh lý mạch máu khác.

Đọc bài gốc tại đây.

2024-05-05T02:49:38Z dg43tfdfdgfd