ĐăNG CLIP HàNG XóM ăN NHậU SAU NửA đêM, Bị KIệN RA TòA Vì BôI NHọ?

Tôi quay clip và đăng lên Facebook cá nhân than thở việc nhà hàng xóm ăn nhậu, mở loa ca hát sau nửa đêm.

Sau đó, hàng xóm đòi kiện tôi ra tòa vì bôi nhọ, xúc phạm danh dự họ. Việc tôi đăng thông tin lên mạng xã hội có vi phạm pháp luật không? Nhà hàng xóm có quyền khởi kiện như vậy không?

Đ.V.Thiện, Tây Ninh.

- Luật sư Tào Văn Dũng (Đoàn luật sư TP.HCM) tư vấn:

Đăng hình người khác lên mạng xã hội khi chưa được sự cho phép:

Theo quy định tại khoản 1, điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015:

- Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

- Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Theo quy định tại điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015:

- Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

- Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

- Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường.

  • UBND TP.HCM chỉ đạo khẩn: Nếu có vi phạm tiếng ồn xử lý người đứng đầu địa phương

  • TP Thủ Đức và 4 quận vi phạm về tiếng ồn nhiều nhất

  • TP.HCM: 2 năm chỉ xử phạt 20 trường hợp vi phạm tiếng ồn sinh hoạt

Theo quy định điều 102 nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 3-2-2020: Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật.

Như anh cho biết thì anh đã quay clip và đăng lên Facebook cá nhân than thở việc nhà hàng xóm ăn nhậu, mở loa ca hát sau nửa đêm. Việc làm của anh là phản ứng lại hành vi sai trái của hàng xóm, không có mục đích bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hàng xóm.

Tuy nhiên, phản ứng này của anh là trái với quy định của pháp luật. Hành vi của anh có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 10 - 20 triệu đồng.

Ngoài ra, hàng xóm có thể khởi kiện yêu cầu tòa án buộc anh phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật được quy định tại khoản 3, điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Trong trường hợp đăng hình làm xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm người khác thì bị xử lý hình sự tội làm nhục người khác với hình phạt là: cảnh cáo, phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Trong trường hợp gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 46% trở lên hoặc làm nạn nhân tự sát thì mức hình phạt có thể lên đến 5 năm tù theo quy định tại điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

Hành vi vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung:

Hành vi mở loa ca hát sau nửa đêm của hàng xóm là trái với quy định pháp luật, vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tỉnh chung của khu dân cư, nơi công cộng với hình thức phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31-12-2021.

Bên cạnh đó, còn có thể bị xử phạt vi phạm các quy định về tiếng ồn với hình thức phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật dưới 2 dBA.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 2 dBA đến dưới 5 dBA. Mức phạt tiền đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 40 dBA trở lên theo quy định tại điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP ngày 7-7-2022.

Để không bị mở loa ca hát gây ảnh hưởng đến sự yên tỉnh chung của khu dân cư nơi anh cư trú, anh cần làm đơn trình báo công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra sự việc theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư Liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29-12-2017.

Chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra sự việc hoặc công an nhân dân đang làm nhiệm vụ sẽ có thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung theo quy định tại điều 68 và điều 69 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31-12-2021.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected].

Đọc bài gốc tại đây.

2024-04-27T02:34:39Z dg43tfdfdgfd